Kết quả tìm kiếm cho "biển Sầm Sơn"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 1067
Tương truyền thuở xưa, núi Sập (huyện Thoại Sơn) là ngọn núi cao, theo tác động của thiên nhiên đá núi xoáy mòn. Tới một hôm, có hòn đá lớn lăn lông lốc từ trên đỉnh núi xuống đồng bằng. Nhưng lạ thay, hòn đá lăn thẳng xuống dốc mà không hề va chạm hay trúng bất cứ ai. Người dân nơi đây lấy hòn đá đó tạo ra những sản phẩm dùng trong cuộc sống hàng ngày, như: Cối giã gạo, cối xay bột, trụ đá dùng dựng nhà hoặc cột nhà…
Cách TP. Thanh Hóa hơn 200km về phía tây, chợ phiên Na Mèo (huyện Quan Sơn) là điểm đến đặc biệt. Phiên chợ là nơi hội tụ của đồng bào dân tộc thiểu số Mông, Dao, Thái từ Việt Nam và người Lào từ các bản làng lân cận, tạo nên không gian văn hóa đậm đà bản sắc.
Từng là phương tiện chuyên chở khách phổ biến tại các tỉnh Nam Bộ trước đây, những chiếc xe lôi đạp đã gắn liền với ký ức của bao thế hệ người dân. Tuy nhiên, sự phát triển của cuộc sống hiện đại đã khiến những chiếc xe lôi đạp dần trôi về quá vãng!
Cuối năm là thời điểm cửa hàng, sàn thương mại điện tử tung ra vô số chương trình khuyến mãi hấp dẫn để kích cầu tiêu dùng. Nhiều người tranh thủ "săn" sale từ tháng 11 cho đến hết năm.
Trải qua 200 năm, con kênh Vĩnh Tế luôn cuộn chảy bất tận. Ngày nay, những chứng tích bên dòng kênh huyền thoại này vẫn còn nguyên giá trị, khắc ghi hào khí ngất trời của cha ông một thời mở mang bờ cõi.
Vào thời điểm này 200 năm trước, chiếu dụ của vua Gia Long về việc hoàn thành kênh đào Vĩnh Tế. Đây là công trình quy mô nhất thời bấy giờ, kênh có chiều dài 91km, rộng 30m, sâu 2,55m, được thi công bằng sức người, trong thời gian 5 năm. Công trình là một minh chứng hùng hồn cho sự sáng tạo, tài tình của người Việt chinh phục thiên nhiên, thể hiện tầm nhìn chiến lược của triều Nguyễn, khẳng định chủ quyền lãnh thổ, khai khẩn vùng đất phương Nam, phát triển kinh tế, bang giao và củng cố sức mạnh quốc phòng miền biên viễn.
Nhiều vị thuốc chữa bệnh gan là các loại cây mọc hoang ven suối, trong rừng, quanh nhà.
Nhiều người biết bà Châu Thị Tế (1766 - 1826) là chánh thất của danh thần Thoại Ngọc Hầu. Nhưng ít ai biết danh xưng “Nhàn Tĩnh phu nhân” của bà. Danh xưng này được vua Minh Mạng dụ phong sau khi bà qua đời, kết thúc viên mãn cuộc đời “kinh bang tế thế” của vợ chồng bà.
Từ lâu, núi Cô Tô (huyện Tri Tôn) được xem là địa chỉ du lịch tâm linh có sức hút hấp dẫn đối với lữ khách. Với độ cao khoảng 614m, đỉnh núi Cô Tô được mây mù “ôm ấp” quanh năm, trông như chốn bồng lai tiên cảnh. Một ngày cuối tuần, chúng tôi chinh phục đỉnh núi Cô Tô mệt rã rời, nhưng bù lại được tận hưởng không khí mát mẻ, trong lành chốn non cao.
Đầu năm đến nay, ngành công thương An Giang tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp (DN) khôi phục sản xuất - kinh doanh (SXKD); nỗ lực nâng cao khả năng cạnh tranh cho DN. Các lĩnh vực ngành quản lý đều tăng trưởng khá, góp phần vào sự phát triển chung.
Bên cạnh nhiệm vụ chuyên môn, hội nông dân các cấp trong tỉnh quan tâm đến việc tổ chức các hoạt động thể dục - thể thao (TDTT) để hội viên, nông dân rèn luyện thể chất, có thêm động lực thúc đẩy sản xuất - kinh doanh đạt hiệu quả cao.
Nhận thức rõ vấn nạn ô nhiễm môi trường do rác thải nhựa, nhất là các sản phẩm dùng một lần, Trần Ngọc Thuận (sinh năm 1996, ngụ ấp Vĩnh Đông, xã Vĩnh Trung, TX. Tịnh Biên) đã trăn trở tìm kiếm giải pháp. Với dự án “Sản xuất chén, dĩa dùng một lần từ giấy lục bình”, Thuận đã xuất sắc đạt giải nhất Cuộc thi “Ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp” tỉnh An Giang lần thứ VIII/2024.